Hành trình gặp thiên thần nhỏ là một hành trình dài, đòi hỏi các gia đình phải chuẩn bị mọi mặt về sức khỏe, tinh thần, kinh tế và thời gian. Và ước muốn có nhiều bé trong một lần điều trị luôn là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, một thai kỳ khỏe mạnh tốt nhất là thai kỳ đơn thai vì khi mang đa thai nguy cơ biến chứng sẽ càng nhiều.
Vậy đa thai là gì?
Bác sĩ thường nói vui cho các chị em dễ hiểu về đa thai như sau: “đa” là nhiều, đa thai có nghĩa là nhiều thai, hay rõ hơn trong một lần thai kỳ có nhiều hơn một thai gọi là đa thai.
Nguyên nhân dẫn đến đa thai là gì?
Đa thai thường gặp chủ yếu trong điều trị hiếm muộn, thường do các nguyên nhân sau:
- Sử dụng thuốc hỗ trợ sinh sản để kích thích nang noãn và gây phóng noãn, dẫn đến nhiều noãn hơn.
- Trong thụ tinh trong ống nghiệm, chuyển nhiều hơn một phôi vào buồng tử cung hoặc hiện tượng phôi tách ra trong trường hợp chuyển một phôi.
- Phụ nữ lớn tuổi (trên 35 tuổi) có khản năng “rụng” hai noãn trở lên trong một chu kỳ kinh nguyệt hơn phụ nữ trẻ tuổi.
Nguy cơ và biến chứng của đa thai là gì?
Phụ nữ mang đa thai có thể bị nghén nhiều hơn và đau ngực hơn, cân nặng tăng nhanh hơn so với đơn thai. Hơn nữa đa thai còn đưa tới nguy cơ và biến chứng cho cả mẹ và bé như sau:
Làm thế nào để hạn chế nguy cơ đa thai?
Trong hỗ trợ sinh sản, để hạn chế nguy cơ đa thai bác sĩ thường khuyên bạn chỉ nên chuyển từ một đến hai phôi.Trong trường hợp đa thai, bạn cần theo dõi và khám thai định kỳ; ngoài ra, trong trường hợp mang nhiều thai bác sĩ có thể tư vấn phương pháp giảm thai đến bạn.
Ngày nay, với nhịp sống tất bật nhiều gia đình mong muốn mang nhiều thai trong một lần sinh để hạn chế thời gian mang thai và sinh con. Nhưng đa thai chính là yếu tố nguy cơ mang đến nhiều bất lợi cho cả mẹ và bé.
IVFMD mong rằng với những thông tin cơ bản về vấn đề đa thai sẽ mang lại một cái nhìn mới cho các gia đình chuẩn bị hành trình tìm thiên thần nhỏ. “Một thai kỳ thành công là một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh”- hy vọng các anh chị sớm tìm thấy thiên thần nhỏ chính mình.