a. Cố gắng giữ cân bằng Các vấn đề về khả năng sinh sản có thể làm bạn căng thẳng vì con người không có khả năng kiểm soát chúng, chúng không thể được giải quyết chỉ bằng cách làm việc chăm chỉ. Tuy nhiên, thật sự bạn sẽ phải làm việc rất chăm chỉ và quá trình điều trị sẽ làm bạn tiêu tốn thời gian và sức lực rất nhiều. Đừng để cuộc sống của bạn dừng lại. Hãy tiếp tục tập trung tinh thần và năng lượng vào các hoạt động bạn yêu thích, các mục tiêu bạn hướng đến. b. Giữ cho mình bận rộn trong “thời gian chờ đợi” Đối với nhiều phụ nữ, giai đoạn căng thẳng nhất của chu kỳ điều trị hiếm muộn là “thời gian chờ đợi”, là khoảng thời gian sau khi chuyển phôi và đợi đến ngày thử thai. Bạn có thể cố gắng xem mình có các dấu hiệu mang thai sớm hay không và tự hỏi mình có thể làm gì thêm nữa. Bác sĩ có thể khuyên và giúp bạn một điều gì đó, nhưng chủ yếu bạn nên để mọi thứ diễn ra tự nhiên. Trong khi chờ đợi, hãy giữ cho mình bận rộn với nhóm bạn thân làm bạn vui vẻ, thoải mái, lấp đầy thời gian của mình bằng các hoạt động giải trí, thư giãn và luôn giữ cho mình tâm trạng tích cực nhất. Bạn có thể xem phim, đi dạo, thăm bạn bè hoặc làm điều gì đó thật đặc biệt cho người bạn đời của mình. Đồng thời, hãy kiểm soát tư tưởng của mình. Những ý nghĩ tích cực sẽ làm bạn thoải mái và khỏe mạnh hơn. Bạn không thể kiểm soát quá trình tạo thành thai nhi trong bụng mình nhưng có thể kiểm soát cảm xúc của mình. c. Chuẩn bị cho bước tiếp theo sau khi điều trị hiếm muộn Sẽ có một ngày bạn nhận kết quả thử thai. Nó có thể đúng hoặc không với những gì bạn mong đợi. Hãy dự tính xem mình sẽ đi đâu, gặp ai sau khi biết kết quả, chẳng hạn như cùng tham gia một hoạt động tích cực với người bạn thân dù cho kết quả có ra sao… Thời gian này có thể là cơ hội để bắt đầu thảo luận những gì phải làm kế tiếp. Đừng để cuộc sống của bạn dừng lại. Hãy cố gắng tiếp tục những hoạt động bình thường của mình và dành thời gian làm những điều mình thích. Với một chút kế hoạch, thời gian này sẽ nhanh chóng trôi qua.
a. Cố gắng giữ cân bằng
Các vấn đề về khả năng sinh sản có thể làm bạn căng thẳng vì con người không có khả năng kiểm soát chúng, chúng không thể được giải quyết chỉ bằng cách làm việc chăm chỉ. Tuy nhiên, thật sự bạn sẽ phải làm việc rất chăm chỉ và quá trình điều trị sẽ làm bạn tiêu tốn thời gian và sức lực rất nhiều.
Đừng để cuộc sống của bạn dừng lại. Hãy tiếp tục tập trung tinh thần và năng lượng vào các hoạt động bạn yêu thích, các mục tiêu bạn hướng đến.
b. Giữ cho mình bận rộn trong “thời gian chờ đợi”
Đối với nhiều phụ nữ, giai đoạn căng thẳng nhất của chu kỳ điều trị hiếm muộn là “thời gian chờ đợi”, là khoảng thời gian sau khi chuyển phôi và đợi đến ngày thử thai. Bạn có thể cố gắng xem mình có các dấu hiệu mang thai sớm hay không và tự hỏi mình có thể làm gì thêm nữa. Bác sĩ có thể khuyên và giúp bạn một điều gì đó, nhưng chủ yếu bạn nên để mọi thứ diễn ra tự nhiên.
Trong khi chờ đợi, hãy giữ cho mình bận rộn với nhóm bạn thân làm bạn vui vẻ, thoải mái, lấp đầy thời gian của mình bằng các hoạt động giải trí, thư giãn và luôn giữ cho mình tâm trạng tích cực nhất. Bạn có thể xem phim, đi dạo, thăm bạn bè hoặc làm điều gì đó thật đặc biệt cho người bạn đời của mình.
Đồng thời, hãy kiểm soát tư tưởng của mình. Những ý nghĩ tích cực sẽ làm bạn thoải mái và khỏe mạnh hơn. Bạn không thể kiểm soát quá trình tạo thành thai nhi trong bụng mình nhưng có thể kiểm soát cảm xúc của mình.
c. Chuẩn bị cho bước tiếp theo sau khi điều trị hiếm muộn
Sẽ có một ngày bạn nhận kết quả thử thai. Nó có thể đúng hoặc không với những gì bạn mong đợi. Hãy dự tính xem mình sẽ đi đâu, gặp ai sau khi biết kết quả, chẳng hạn như cùng tham gia một hoạt động tích cực với người bạn thân dù cho kết quả có ra sao… Thời gian này có thể là cơ hội để bắt đầu thảo luận những gì phải làm kế tiếp.
Đừng để cuộc sống của bạn dừng lại. Hãy cố gắng tiếp tục những hoạt động bình thường của mình và dành thời gian làm những điều mình thích. Với một chút kế hoạch, thời gian này sẽ nhanh chóng trôi qua.
a. Cố gắng giữ cân bằng
Các vấn đề về khả năng sinh sản có thể làm bạn căng thẳng vì con người không có khả năng kiểm soát chúng, chúng không thể được giải quyết chỉ bằng cách làm việc chăm chỉ. Tuy nhiên, thật sự bạn sẽ phải làm việc rất chăm chỉ và quá trình điều trị sẽ làm bạn tiêu tốn thời gian và sức lực rất nhiều.
Đừng để cuộc sống của bạn dừng lại. Hãy tiếp tục tập trung tinh thần và năng lượng vào các hoạt động bạn yêu thích, các mục tiêu bạn hướng đến.
b. Giữ cho mình bận rộn trong “thời gian chờ đợi”
Đối với nhiều phụ nữ, giai đoạn căng thẳng nhất của chu kỳ điều trị hiếm muộn là “thời gian chờ đợi”, là khoảng thời gian sau khi chuyển phôi và đợi đến ngày thử thai. Bạn có thể cố gắng xem mình có các dấu hiệu mang thai sớm hay không và tự hỏi mình có thể làm gì thêm nữa. Bác sĩ có thể khuyên và giúp bạn một điều gì đó, nhưng chủ yếu bạn nên để mọi thứ diễn ra tự nhiên.
Trong khi chờ đợi, hãy giữ cho mình bận rộn với nhóm bạn thân làm bạn vui vẻ, thoải mái, lấp đầy thời gian của mình bằng các hoạt động giải trí, thư giãn và luôn giữ cho mình tâm trạng tích cực nhất. Bạn có thể xem phim, đi dạo, thăm bạn bè hoặc làm điều gì đó thật đặc biệt cho người bạn đời của mình.
Đồng thời, hãy kiểm soát tư tưởng của mình. Những ý nghĩ tích cực sẽ làm bạn thoải mái và khỏe mạnh hơn. Bạn không thể kiểm soát quá trình tạo thành thai nhi trong bụng mình nhưng có thể kiểm soát cảm xúc của mình.
c. Chuẩn bị cho bước tiếp theo sau khi điều trị hiếm muộn
Sẽ có một ngày bạn nhận kết quả thử thai. Nó có thể đúng hoặc không với những gì bạn mong đợi. Hãy dự tính xem mình sẽ đi đâu, gặp ai sau khi biết kết quả, chẳng hạn như cùng tham gia một hoạt động tích cực với người bạn thân dù cho kết quả có ra sao… Thời gian này có thể là cơ hội để bắt đầu thảo luận những gì phải làm kế tiếp.
Đừng để cuộc sống của bạn dừng lại. Hãy cố gắng tiếp tục những hoạt động bình thường của mình và dành thời gian làm những điều mình thích. Với một chút kế hoạch, thời gian này sẽ nhanh chóng trôi qua.