Kiểm soát chất lượng trong IVF là nhiệm vụ rất quan trọng để đảm bảo sự vận hành tối ưu của quy trình IVF lâm sàng. Chương trình này có thể giúp các chuyên viên phôi học theo dõi kết quả của phòng Labo nuôi phôi, đảm bảo tính đồng nhất trong phòng thí nghiệm, từ đó đảm bảo kết quả điều trị hiếm muộn.
Trong kỹ thuật Hỗ trợ sinh sản, trải qua một thời gian nhất định nuôi cấy bên ngoài cơ thể người mẹ, khả năng sống và phát triển của noãn; tinh trùng, phôi chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các yếu tố như: hệ thống và môi trường nuôi cấy; các thao tác của chuyên viên phôi học; cũng như chất lượng không khí bên ngoài của phòng thí nghiệm Hỗ trợ sinh sản.
Mục đích của chương trình kiểm soát chất lượng trong IVF
Chương trình kiểm soát chất lượng trong IVF là một tập hợp các hoạt động nhằm đảm bảo noãn; tinh trùng; phôi được nuôi cấy trong điều kiện tối ưu nhất. Thông qua việc kiểm soát; đo lường các thông số hoạt động toàn bộ các trang thiết bị như: tủ nuôi cấy phôi; hệ thống phòng sạch, các khu vực thao tác,….
Các hoạt động kiểm soát chất lượng trong IVF
Để đảm bảo điều kiện nuôi cấy tối ưu, tạo ra nhiều phôi tốt tăng tỉ lệ thành công trong quá trình điều trị, thông thường chương trình kiểm soát chất lượng tập trung vào việc kiểm soát các yếu tố đầu vào sau:
- Kiểm soát thông số hoạt động của các trang thiết bị nuôi cấy: thông qua các thông số như nồng độ CO2, nồng độ O2, nhiệt độ, độ ẩm,….
- Kiểm soát chất lượng môi trường nuôi cấy sử dụng trong nuôi cấy phôi: thông qua chỉ số pH,…
- Kiểm soát chất lượng không khí bên trong phòng thí nghiệm nuôi cấy phôi: đo lường độ bụi trong phòng, kiểm tra vi sinh định kỳ,…..
- Đảm bảo các nhân viên y tế được đào tạo; và thực hiện theo quy trình đã được thống nhất và ban hành.
- Đào tạo, kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng định kỳ cho toàn bộ nhân viên y tế.
- Kiểm soát, quản lý dữ liệu thu nhận được trong suốt quá trình điều trị của bệnh nhân.
Ý nghĩa kiểm soát chất lượng (QC) trong việc đảm bảo kết quả điều trị hiếm muộn
Hoạt động kiểm soát chất lượng đảm bảo các hoạt động luôn được duy trì và ổn định. Việc thực hiện kiểm soát chất lượng trong IVF cũng cho phép phát hiện những sai lệch; những sự cố trong hệ thống nuôi cấy phôi, để từ đó có biện pháp khắc phục một cách nhanh chóng bởi hỗ trợ sinh sản; là một chương trình bao gồm các khâu có liên hệ mật thiết với nhau. Chỉ cần một khâu có sự cố sẽ ảnh hưởng đến cả quy trình và kết quả điều trị. Kiểm soát chất lượng sẽ giúp phát hiện sự cố trước khi chúng trở nên nghiêm trọng.
Mặt khác, bản thân các chuyên viên phôi học cũng cảm thấy tự tin hơn khi được kiểm tra và tự kiểm soát các hoạt động của bản thân; tránh được những sai sót, có khả năng để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng; từ đó mang đến hiệu quả công việc tốt hơn.
Đối với việc xây dựng một Phòng thí nghiệm nuôi cấy phôi mới, QC sẽ là một sự đảm bảo về những tiêu chuẩn trong thực hành ngay từ những bước đầu tiên; giúp hệ thống hoạt động một cách ổn định và không bị bất kỳ ảnh hưởng nào từ quy trình kỹ thuật; và những trang thiết bị mới vận hành.
Việt Nam cũng là một trong những nước đi đầu trong khu vực Đông Nam Á trong xu hướng QC này. Hiện nay, các quy trình kiểm soát chất lượng IVF đã dần trở thành tiêu chuẩn; và được các trung tâm IVF mới, hiện đại trong khu vực và trên thế giới áp dụng. Khách hàng cần chú ý đến các tiêu chuẩn; và quy trình kiểm soát chất lượng không khí ở các trung tâm IVF như là một trong những yếu tố quan trọng để chọn lựa cơ sở điều trị.