thuốc kích thích buồng trứng
Thuốc kích thích buồng trứng là gì? Hướng dẫn cách tiêm thuốc đúng cách

Tiêm thuốc kích thích buồng trứng là một trong những bước cực kỳ quan trọng khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) hoặc phương pháp thụ tinh nhân tạo bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI). Bài viết sẽ giới thiệu chi tiết về thuốc kích thích buồng trứng và những thông tin liên quan. 

Tìm hiểu về thuốc kích thích buồng trứng

Thông thường, vào mỗi chu kỳ kinh nguyệt, chỉ có 1 nang noãn bên trong buồng trứng phát triển và rụng xuống. Khi gặp được tinh trùng, noãn sẽ kết hợp lại và tạo nên phôi thai. Khả năng phôi thai có thể làm tổ rồi tiếp tục phát triển rơi vào tầm 5 – 20% tùy thuộc vào độ tuổi của phụ nữ. Những nang còn lại sẽ bị thoái hóa, noãn trưởng thành sẽ được phóng vào vòi trứng. Vì vậy, nếu muốn tăng tỷ lệ thành công khi điều trị hiếm muộn cần phải thu được càng nhiều nang noãn càng tốt. 

Thuốc kích thích buồng trứng là một dạng thuốc nội tiết, có khả năng giúp trứng phát triển đến khi trưởng thành, chín rồi rụng xuống. Thuốc này sẽ hỗ trợ tăng nội tiết tố bên trong cơ thể, kích thích nang trứng trưởng thành khỏe mạnh, tăng khả năng có thai. 

Tiêm thuốc kích thích buồng trứng là làm gì?

Tiêm thuốc kích thích buồng trứng là một kỹ thuật dùng thuốc nội tiết thông qua đường tiêm nhằm đẩy mạnh sự phát triển của trứng đến giai đoạn trưởng thành, rồi chín và rụng. Cho tới khi nang trứng trưởng thành, đạt đủ những tiêu chuẩn về nội tiết, kích thước, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân tiêm hCG (mũi tiêm rụng trứng) nhằm giúp trứng rụng.

Phương pháp này thường được áp dụng cho trường hợp các cặp vợ chồng đã kết hôn, dù không dùng bất cứ biện pháp nào nhưng vẫn không thể có thai trong vòng 1 – 2 năm, hoặc những trường hợp vô sinh do một số nguyên nhân, hay người bệnh đang thực hiện IVF, IUI. 

Tại sao cần tiêm thuốc kích thích buồng trứng? 

Tại Việt Nam, tình trạng hiếm muộn xảy ra thường do tắc ống dẫn trứng, rối loạn dẫn trứng, (bị ở người vợ) hoặc tinh trùng bất thường (gặp ở người chồng). Vì vậy, tiêm thuốc kích thích buồng trứng được xem là một giải pháp giúp tăng cơ hội thụ thai thành công cho những cặp vợ chồng hiếm muộn. 

Hướng dẫn tiêm thuốc kích thích buồng trứng đúng cách

Cách tiêm

Có nhiều cách để đưa thuốc vào cơ thể, nhưng các thuốc trong kích thích buồng trứng thường được dùng qua hai đường:

    • Tiêm dưới da: thường tiêm quanh rốn, cách rốn 3 – 5cm. Hình thức này bệnh nhân có thể tự tiêm được. 
    • Tiêm bắp: tiêm mông hoặc tiêm mặt trước ngoài đùi. Cách này nên để nhân viên y tế thực hiện. 

Thời gian tiêm 

Lưu ý về thời gian tiêm để mũi tiêm đạt hiệu quả cao nhất: 

    • Mỗi ngày tiêm 1 mũi
    • Nên tiêm thuốc đúng buổi (sáng hoặc chiều)
    • Thời gian tiêm thuốc có thể dao động sớm hoặc trễ hơn trong vòng 2 tiếng so với mũi tiêm của ngày hôm trước. 

Cách bảo quản thuốc kích thích buồng trứng 

Thuốc kích thích buồng trứng bạn nên bảo quản thuốc theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất được ghi trong tờ hướng dẫn sử dụng. 

Đối với thuốc cần giữ lạnh, bạn nên chú ý bảo quản đúng cách để đảm bảo hiệu quả tối đa của thuốc: nhiệt độ tối ưu từ 2 – 8 độ C, có thể giữ trong ngăn mát tủ lạnh. 

** Lưu ý: không để thuốc trong ngăn đông của tủ lạnh. 

Một số lưu ý cần biết khi tiêm thuốc kích thích buồng trứng

Đối với những bệnh nhân làm thụ tinh trong ống nghiệm, với mũi tiêm thuốc cuối cùng để gây trưởng thành noãn, bạn cần tiêm thuốc đúng giờ theo toa hoặc có thể chênh lệch trong vòng 30 phút. 

Trong trường hợp bạn tự tiêm thuốc nhưng chênh lệch nhiều giờ so với giờ yêu cầu, bạn vui lòng thông báo càng sớm càng tốt với bất kỳ nhân viên y tế nào mà bạn có thể liên hệ được (theo số điện thoại mà bạn được cung cấp trong phiếu hẹn, toa thuốc và các giấy tờ liên quan). 

Thuốc kích thích buồng trứng là gì? Hướng dẫn cách tiêm thuốc đúng cách
Hướng dẫn tiêm thuốc kích thích buồng trứng đúng cách

Những thay đổi của cơ thể sau khi tiêm kích thích buồng trứng 

Sau khi thực hiện kỹ thuật tiêm kích thích buồng trứng, bạn có thể sẽ gặp một số triệu chứng như cảm giác trì nặng ở vùng bụng phía dưới, hai bầu ngực căng tức, buồn nôn. Dấu hiệu này sẽ chỉ gặp vào 2 – 3 ngày cuối của quá trình tiêm kích trứng. 

Trường hợp bệnh nhân gặp những biểu hiện bất thường sau tiêm thuốc, chẳng hạn: 

    • Đau bụng nhẹ hoặc quặn vùng bụng dưới. 
    • Bụng bị căng tức quá mức. 
    • Buồn nôn, nôn nhiều, tiêu chảy. 
    • Khó thở, hạ huyết áp, tim đập nhanh. 
    • Tăng cân nhẹ hoặc nhanh chóng. 

Lúc này, bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và hỗ trợ kịp thời.