[vc_row el_id=”thu-tinh-trong-ong-nghiem-la-gi” el_class=”heading-style”][vc_column][vc_custom_heading text=”Thụ tinh trong ống nghiệm là gì?” font_container=”tag:h4|text_align:left” use_theme_fonts=”yes”][vc_row_inner][vc_column_inner][vc_column_text]Thụ tinh trong ống nghiệm là từ để chỉ kỹ thuật điều trị hiếm muộn-vô sinh, trong đó, trứng của người phụ nữ/người vợ sẽ được lấy ra ngoài và kết hợp (thụ tinh) với tinh trùng của người nam/người chồng bên ngoài cơ thể để tạo thành phôi. Sau một thời gian nuôi cấy bên ngoài (thường 2-5 ngày), phôi sẽ được đưa trở lại buồng tử cung của người phụ nữ/người vợ.[/vc_column_text][/vc_column_inner][/vc_row_inner][/vc_column][/vc_row][vc_row el_id=”thu-tinh-trong-ong-nghiem-khi-nao” el_class=”heading-style”][vc_column][vc_custom_heading text=”Thụ tinh trong ống nghiệm khi nào?” font_container=”tag:h4|text_align:left” use_theme_fonts=”yes”][vc_row_inner][vc_column_inner width=”1/2″][vc_single_image image=”4610″ img_size=”full”][/vc_column_inner][vc_column_inner width=”1/2″][vc_column_text]Thụ tinh trong ống nghiệm là một kỹ thuật điều trị có hiệu quả trong các trường hợp sau:
Sau khi đã được các bác sĩ khám, tư vấn và có chỉ định thực hiện TTTON, vợ chồng sẽ được:
- Phụ nữ lớn tuổi
- Phụ nữ có tổn thương ống dẫn trứng (tắc, ứ dịch…)
- Phụ nữ có các bệnh lý liên quan lạc nội mạc tử cung
- Người nam có tinh trùng bất thường (ít, yếu, dị dạng)
- Các cặp vợ chồng vô sinh chưa rõ nguyên nhân
- Các cặp vợ chồng đã thất bại với kỹ thuật bơm tinh trùng vào buồng tử cung
Sau khi đã được các bác sĩ khám, tư vấn và có chỉ định thực hiện TTTON, vợ chồng sẽ được:
- Hướng dẫn thực hiện một số xét nghiệm phục vụ cho TTTON.
- Khám tiền mê để bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe tổng quát của người vợ, xem có khả năng làm TTTON và mang thai hay không.
- Người vợ được hẹn quay lại bệnh viện vào ngày có kinh thứ 2 hay thứ 3 của chu kỳ.
Vào ngày 2 hoặc 3 của chu kỳ, người vợ sẽ được:
- Tiêm thuốc kích thích buồng trứng liên tục mỗi ngày, thường trong khoảng thời gian 10-12 ngày.
- Trong thời gian tiêm thuốc, người vợ sẽ được hẹn quay lại IVFMD để siêu âm và xét nghiệm máu, nhằm theo dõi sự phát triển của nang noãn.
- Khi nang noãn đạt kích thước theo yêu cầu, người vợ sẽ được hướng dẫn tiêm mũi thuốc cuối cùng để kích thích trứng trưởng thành. Mũi thuốc này cần phải tiêm đúng giờ chỉ định.
Bước 3: Thu hoạch
- Bác sĩ tại IVFMD sẽ tiến hành lấy trứng (qua đường âm đạo, dưới hướng dẫn của siêu âm) vào khoảng 36 giờ sau mũi tiêm thuốc cuối cùng.
- Vào buổi sáng ngày lấy trứng của người vợ, người chồng sẽ được hướng dẫn lấy tinh trùng hoặc được thông báo rã mẫu tinh trùng đông lạnh (nếu đã được trữ đông tại IVFMD trước đó).
Bước 4: Giao lưu
- Trứng và tinh trùng sau khi lấy ra, sẽ được chuyển đến phòng labo để tiến hành thụ tinh và tạo phôi.
- Phôi sẽ được nuôi cấy bên ngoài cơ thể 2-5 ngày. Trong thời gian này, người vợ sẽ được dùng thuốc nội tiết (thường là đường uống và đặt âm đạo) để chuẩn bị cho chuyển phôi.
Bước 5: Ra mắt
- Vào ngày chuyển phôi, nhân viên y tế tại IVFMD sẽ cung cấp thông tin về số lượng, chất lượng phôi được tạo thành. Số phôi chuyển vào buồng tử cung, cũng như số phôi dư có thể đông lạnh cũng sẽ được thống nhất.
- Sau khi chuyển phôi, người vợ sẽ nằm nghỉ tại IVFMD khoảng 60 phút và ra về.
- Trong thời gian 2 tuần sau chuyển phôi, người vợ tiếp tục sử dụng các loại thuốc nội tiết theo hướng dẫn của IVFMD.
Bước 6: Thử thai
- Khi đến ngày hẹn thử thai (thường là 2 tuần sau ngày chuyển phôi), người vợ sẽ đến IVFMD để thử máu. Nếu kết quả thử thai dương tính (theo dõi có thai), người vợ sẽ được hẹn quay lại siêu âm vào 3 tuần sau.