Có nhiều phương pháp khác nhau để chuẩn bị niêm mạc tử cung trong chu kỳ chuyển phôi trữ. Tùy trường hợp, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp thích hợp cho bạn. Trong những phương pháp điều trị, phổ biến nhất là sử dụng nội tiết tố ngoại sinh. Phương pháp này dễ thực hiện, chi phí thấp, hiệu quả cao.[/vc_column_text][/vc_column][vc_column width=”1/2″][vc_single_image image=”4617″ img_size=”full” label=””][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column][vc_column_text]Một chu kỳ chuyển phôi trữ cơ bản được thực hiện như sau:
Bước 1: Sử dụng estrogen
- Estrogen sẽ được sử dụng từ ngày 2 hoặc ngày 3 vòng kinh.
- Có thể sử dụng dạng uống, dạng đặt âm đạo, tiêm bắp hoặc dán qua da. Phổ biến nhất là viên uống.
- Estrogen sẽ kích thích sự phát triển của niêm mạc tử cung và ức chế sự rụng trứng tự nhiên.
- Sử dụng trước khi chuyển phôi trung bình 2-3 tuần.
- Bạn sẽ được hẹn siêu âm kiểm tra sau 6-7 ngày sử dụng và siêu âm theo dõi niêm mạc mỗi 3-5 ngày tùy vào sự phát triển niêm mạc tử cung.
Bước 2: Sử dụng progesterone
- Progesterone sẽ được sử dụng khi nội mạc tử cung đạt độ dày và hình ảnh thích hợp.
- Có thể sử dụng đường uống, tiêm hoặc đặt âm đạo. Khuyến cáo nên đặt âm đạo vì sẽ có tác dụng trực tiếp đến tử cung.
- Progesterone sẽ tạo nội tiết thích hợp cho sự làm tổ của phôi.
- Sử dụng 2-5 ngày trước chuyển phôi tùy giai đoạn của phôi trữ.
Bước 3: Rã đông phôi
- Vào ngày chuyển phôi (đã được thông báo trước), phôi được rã đông.
- Số phôi rã đông sẽ được cân nhắc để đảm bảo tỉ lệ thành công cao nhất và nguy cơ đa thai thấp nhất.
Bước 4: Chuyển phôi
- Trước chuyển phôi, bạn vẫn ăn uống bình thường.
- Chuyển phôi là thủ thuật nhẹ nhàng, bạn hoàn toàn tỉnh táo trong suốt quá trình chuyển phôi.
- Bạn có thể nằm nghỉ 30-60 phút sau chuyển phôi.
Bước 5: Sau chuyển phôi
- Bạn sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn uống thuốc và đặt thuốc (estrogen và progesterone).
- Bạn nên đi lại, sinh hoạt như bình thường, không nên nằm bất động vì sẽ làm giảm tỉ lệ có thai và tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch.
Bước 6: Thử thai
- Bạn sẽ thử thai 12-14 ngày sau chuyển phôi.
- Thử thai là xét nghiệm nồng độ beta-hCG để biết kết quả có thai hay không.
- Một số trường hợp có thể ra huyết trước ngày thử thai. Khi đó, bạn cần liên lạc ngay với bác sĩ điều trị và vẫn thực hiện xét nghiệm beta-hCG vì bạn vẫn có thể có thai.
Mọi loại thuốc sử dụng trong giai đoạn này cần có ý kiến hoặc chỉ định của bác sĩ điều trị.[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]